Bugi Ô Tô: Cách Kiểm Tra & Bảo Dưỡng

Mẹo Kiểm Tra & Bảo Dưỡng Bugi Ô Tô Hay Nhất

Bugi là một thành phần vô cùng quan trọng trên động cơ, không thể thiếu để đảm bảo hoạt động chính xác của động cơ xăng. Việc hiểu rõ về các loại bugi, cùng cách kiểm tra và bảo dưỡng chúng, không chỉ giúp chủ xe nhận biết tình trạng hoạt động của động cơ mà còn giúp xử lý kịp thời các vấn đề hỏng hóc có thể xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu thêm về bugi và những phương pháp tốt nhất để kiểm tra và bảo dưỡng chúng.


1. Bugi là gì?

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa của ô tô. Nó được coi là bộ phận tạo nên sự sống cho các động cơ xe. Bugi được tạo ra phải đáp ứng được các yêu cầu như: có độ bền cơ học cao, chịu nhiệt tốt, tia lửa mạnh, chịu được áp suất cao. Bởi vì nó phải làm việc ở mức nhiệt lượng cao 2.500 độ C và áp suất nén khoảng 50kg/ cm2 do sự đốt cháy xăng và không khí.

cach kiem tra bao duong bugi o to - Mẹo Kiểm Tra & Bảo Dưỡng Bugi Ô Tô Hay Nhất

Phân loại bugi ô tô

Bugi ô tô thường được chia theo 2 dạng:

Theo khả năng tản nhiệt:

  • Bugi nóng: Được chế tạo với khả năng tản nhiệt chậm, dễ bị nóng lên, chỉ dùng cho những xe có tỉ trọng thấp, di chuyển quãng đường ngắn, di chuyển chậm.
  • Bugi nguội: Với những tính năng trái ngược với bugi nóng.
cac loai bugi - Mẹo Kiểm Tra & Bảo Dưỡng Bugi Ô Tô Hay Nhất

Theo kim loại chế tạo đầu điện cực

  • Bugi có đầu điện cực bằng Niken: Với các dòng xe có chi phí thấp thường được sử dụng loại bugi này cho động cơ.
  • Bugi Platinum (bạch kim): Các dòng xe cao cấp luôn lựa chọn bugi loại này để sử dụng.
  • Bugi Iridium: Đây là loại bugi đắt đỏ nhất vì được làm từ kim loại quý nên tính năng sử dụng của nó cũng rất tốt.

2. Cách kiểm tra và bảo dưỡng bugi ô tô

Sau một thời gian sử dụng, xe của bạn sẽ cần phải kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận, động cơ xe. Trong đó bugi là một bộ phận không thể thiếu. Sẽ dễ dàng nhận thấy bugi bị bám bẩn ở 2 điện cực khi tháo nó ra. Hãy vệ sinh sạch sẽ và chỉnh nó lại đúng trạng thái ban đầu nhé.

Với màu đỏ gạch chứng tỏ bugi đang còn hoạt động tốt. Bugi có bụi than trắng bám vào tức động cơ đang gặp một số vấn đề về hòa khí. Còn với trường hợp bugi có màu đen có thể bugi đang bị thiếu gió, thừa xăng.

Việc kiểm tra và bảo dưỡng bugi xe định kỳ là điều mà tài xế nên thực hiện và thay thế khi cần thiết. Vì điều này giúp nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ như thế nào để kịp thời điều chỉnh, giúp động cơ đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất.

cach kiem tra bao duong bugi o to 1 - Mẹo Kiểm Tra & Bảo Dưỡng Bugi Ô Tô Hay Nhất

Hãy thực hiện tháo, lắp bugi đúng cách khi bảo dưỡng để đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho máy móc, động cơ nữa nhé:

  • Trước tiên cần chờ động cơ nguội mới tiến hành tháo bugi, hãy vệ sinh các vết bẩn xung quanh bugi trước.
  • Hãy nhớ chọn đúng các loại dụng cụ cần thiết và đúng kích cỡ để tránh làm hỏng các cạnh của lục giác.
  • Khi thực hiện thao tác tháo nên nhẹ nhàng, tránh bị lệch, ảnh hưởng các bộ phận xung quanh và không nên giật mạnh dây bugi vì có thể làm gãy chụp.
  • Kiểm tra bugi, tra dầu vào răng bugi nếu thấy bị kẹt cứng, chờ một vài phút cho ngấm rồi tiếp tục dùng khóa tuýp nhẹ nhàng vặn ra.
    Hoàn tất việc tháo bugi cũ, bạn lắp bugi mới vào và vận hành cho xe hoạt động bình thường.

Với những thông tin mà Thanh Phong Auto đã cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho các chủ xe có thêm nhiều kiến thức để giúp xế yêu hoạt động tốt nhất. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ để được tư vấn thêm nhé.

Nguồn: https://thanhphongauto.com/cach-kiem-tra-bao-duong-oto-chuan-gara/

LEAVE A REPLY

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *